Món ăn cho trẻ mầm non đến lúc trẻ 5 tuổi mẹ nên biết

mon-an-cho-tre

Món ăn cho trẻ đang là một câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trẻ nhỏ ở mỗi một độ tuổi khác nhau sẽ có những món ăn phù hợp với lứa tuổi đó. Việc quan tâm trẻ ngay từ việc ăn uống sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều. Vừa hỗ trợ trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng vừa giúp cho trẻ tăng cân, phát triển về thể chất đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, việc ăn uống lung tung sẽ khiến cho trẻ mắc rất nhiều căn bệnh về hệ tiêu hóa nguy hiểm. Hôm nay, các mẹ theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu về các món ăn cho trẻ mầm non đến lúc trẻ 5 tuổi nhé!

1. Món ăn cho trẻ là gì?

Món ăn cho trẻ tức là các món ăn trẻ ăn được và phù hợp cho mọi độ tuổi. Các món ăn này phải đảm bảo 3 yếu tố là: Chất lượng, sạch sẽ và đầy đủ dưỡng chất. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thực sự rất non nớt và yếu kém. Việc để trẻ dùng các món ăn không phù hợp với độ tuổi sẽ khiến trẻ mắc rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, các mẹ cần phải thực sự quan tâm tới việc chế biến cũng như chế độ ăn uống của trẻ. 

mon-an-cho-tre-tung-lua-tuoi

Để có được các món ăn cho trẻ thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất. Các mẹ nên xây dựng cho các bé một tháp thực đơn ăn uống chi tiết, khoa học của từng ngày và từng buổi. Làm như vậy sẽ giúp cho thực đơn ăn uống trở nên đa dạng, các bé sẽ không cảm thấy chán miệng và cơ thể thì vẫn có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Các món ăn đó không chỉ ngon miệng mà nó còn giúp ích cực kì nhiều cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Hỗ trợ trí não trẻ phát triển tốt hơn
  • Giúp trẻ phát triển về chiều cao và cân nặng
  • Tăng cường sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn
  • Giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn

2. Món ăn cho trẻ mầm non đến lúc trẻ 5 tuổi gồm?

2.1 Món ăn cho trẻ mầm non

Bé trong giai đoạn mầm non cần tiêu hao rất nhiều năng lượng để phát triển về mặt thể chất. Do đó, mẹ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn thực đơn ăn uống của bé. 

Trẻ mầm non nên ăn 5 lần một ngày. Bao gồm: 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đối với một số bé bị còi cọc, suy dinh dưỡng hay biếng ăn, hấp thụ kém. Các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa phụ/ngày. Mẹ phải biết tính toán lượng calo hợp lý mỗi ngày để bé nhận đủ năng lượng. Hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của bé trong tương lai. Bữa ăn của trẻ mầm non cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính: Chất đạm, chất béo, Vitamin, khoáng chất và tinh bột. 

Để bé hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng vốn có trong món ăn. Các mẹ cần phải chia những món ăn đó theo từng loại thực đơn phù hợp cho bé. Dưới đây, thực đơn ăn uống của trẻ cần phải được chia ra làm 3 bữa chính: Bữa sáng, bữa trưa và bữa phụ.

Tham khảo thêm: 3+ Cách nấu gà hầm hàn quốc theo phong cách xứ sở kim chi

2.1.1 Món ăn trẻ mầm non vào bữa sáng

Buổi sáng chính là thời gian quan trọng nhất trong ngày. Bé cần hấp thụ nhiều năng lượng vào bữa sáng để hoạt động hiệu quả hơn. Vì  vậy, mẹ nên lưu ý chế biến những món ăn giúp cho dạ dày bé dễ tiêu hóa. Thức ăn phải do mẹ chuẩn bị vào buổi sáng, ví dụ:

  • Phở gà, bò
  • Cháo thịt băm cùng với rau củ quả
  • Cháo sườn ruốc
  • Búc mọc
  • Cháo cá hồi rau ngót
  • Súp 

2.1.2 Món ăn trẻ mầm non vào bữa trưa

Bữa trưa cũng rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Bữa ăn này sẽ giúp cho trẻ lấy lại năng lượng đã mất sau nửa ngày hoạt động. Mẹ nên cân nhắc xây dựng thực đơn bữa trưa hợp lý để trẻ không bị quá no nhưng vẫn đảm bảo đủ chất đạm, chất xơ,… Một số thực đơn bữa trưa điển hình bao gồm:

  • Cơm trắng + thịt bò xào đỗ + canh bắp cải + nho tráng miệng
  • Cơm + thịt heo băm hấp trứng + canh bầu băm nhỏ
  • Cơm + sườn xào chua ngọt + đậu bắp + canh khoai thịt băm + dưa hấu tráng miệng
  • Cơm + canh bắp cải nấu thịt băm + tôm xào bơ tỏi + dưa hấu tráng miệng
  • Cơm + cá kho + canh rau ngót nấu thịt + thanh long tráng miệng

2.1.3 Món ăn cho trẻ mần non trong thực đơn buổi tối

Bữa ăn tối là bữa rất cần thiết cho bé mầm non. Thực đơn chính của buổi tối bao gồn các món ăn kèm với cơm. Ăn no vào buổi tối sẽ giúp bé phát triển tốt và ngủ sâu giấc. Ví dụ một số món ăn cho trẻ mầm non vào buổi tối như:

  • Cơm + thịt bò xào nấm rơm + canh rau ngót + trái cây tráng miệng
  • Cơm + đậu phụ sốt cà chua + canh cải nấu thịt băm
  • Cơm + tôm rim nước mắm + canh hầm đu đủ
  • Cơm + thịt kho trứng cút + canh rau mồng tơi 
  • Cơm + sườn rim me + canh nấm đậu phụ 
  • Cơm + thịt heo rang + canh rau ngót thịt băm + quýt tráng miệng

Mách bạn: Món ăn từ tôm khô cho cánh mày râu trổ tài vào bếp nấu ăn

2.1.4 Món ăn trẻ mầm non vào bữa phụ

Ngoài các bữa chính, mẹ phải cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Lưu ý những bữa phụ tuy ít nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ tránh nhầm lẫn với các đồ ăn vặt lung tung. Cho trẻ ăn một lượng món vừa phải để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới các món chính. Dưới đây là một số chất bổ sung phù hợp cho trẻ mầm non: 

  • Há cảo chiên
  • Bánh su kem
  • Sữa chua 
  • Súp măng tây, súp thập cẩm,… 
  • Chè thập cẩm
  • Cháo tôm măng tây
  • Bánh bông lan
  • 1 cốc sữa tươi
  • 1 cốc sinh tố hoa quả

Đây đều là các bữa quan trọng mà mẹ không được quên bữa nào. Những món ăn ở đây đều rất giàu dinh dưỡng. Nhưng vẫn có một số trẻ biếng ăn, lười ăn, khảnh ăn thì các mẹ nên giải quyết tình trạng này như sau:

  • Không ép buộc bé ăn 
  • Cho bé ăn cơm cùng với cả nhà 
  • Thay đổi thực đơn liên tục để bé không cảm thấy chán miệng

2.2 Món ăn cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề và nỗi lo lắng lớn dành cho các ba mẹ trên toàn Thế Giới. Khi trẻ lười ăn sẽ khiến cho cơ thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và đây là con đường thuận tiện để rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tấn công tới. Khi trẻ biếng ăn, rất nhiều bà mẹ cảm thấy bị áp lực và căng thẳng vô cùng.

mon-an-cho-tre-bieng-an

Một món ăn làm ra cực kì thơm ngon bổ dưỡng nhưng trẻ chỉ ăn được có 2 – 3 thìa là thôi không ăn. Để cố gắng cho trẻ dùng hết được món ăn đó, các mẹ phải hết mực chiều chuộng, dỗ dành và sử dụng những lời nói ngon ngọt đường mật. Trẻ biếng ăn sẽ khiến cho mẹ đã bận bịu nay càng bận bịu hơn. Cũng có thể việc trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây như:

  • Mẹ ít thay đổi thực đơn ăn uống, gây nhàm chán cho trẻ
  • Trẻ đang trong quá trình mọc răng, quấy nhiễu, ốm vặt, bỏ bữa, chán ăn
  • Ăn bữa phụ quá no. Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn như bánh kẹo, sữa, đồ ngọt,… Những thực phẩm này sẽ khiến cho trẻ bị “ngang dạ” tới bữa ăn chính sẽ không ăn được
  • Trẻ đang bị ốm
  • Trẻ chưa làm quen kịp với thức ăn

Khi mẹ đã tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Hãy thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ luôn bằng những món như:

  • Cháo cà rốt
  • Súp sữa bí đỏ
  • Súp khoai tây sữa
  • Khoai lang nghiền
  • Cháo trứng gà
  • Cháo hạt sen
  • Cháo móng giò hạt sen

Tham khảo thêm: Tổng hợp các món canh ngày tết cổ truyền Việt Nam thơm ngon

2.3 Món ăn cho trẻ 1 tuổi

2.3.1 Nhóm thức ăn tinh bột

Đây được coi là nhóm chất dinh dưỡng đầu tiên và quan trọng nhất hiện nay có trong thức ăn trẻ em. Vì nó là nguồn cung cấp chất bột đường và Carbonhydrates giúp cung cáp cho trẻ năng lượng và chất xơ cần thiết để hoạt động không mể mỏi suốt cả ngày.

Cha mẹ có thể tìm nguồn dinh dưỡng này trong các món ăn dặm phổ biến cho trẻ 1 buổi như: Cháo, cơm, bột,… được chế biến từ các loại thực phẩm như: ngũ cốc, khoai tây, bột sắn,…

2.3.2 Món trứng

Ngoài tinh bột ra, trứng gà cũng là thực phẩm mà các chị nên có trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Trứng chứa hàm lượng Protein cực kì cao giúp trẻ có thêm năng lượng cho hoạt động của các cơ quan trao đổi chất trong cơ thể. 

Ngoài ra, trong trứng còn chứa Canxi giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn. Việc chế biến trứng trong thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cũng cần phải phong phú, hấp dẫn và lạ miệng. Cha mẹ có thể nấu, hấp, chiên, ốp la, nướng bánh,… tất cả điều này sẽ kích thích vị giác của bé phát triển toàn diện. 

2.3.3 Nhóm thịt, cá tôm

Thịt và cá tôm là nhóm thực phẩm được phân loại là nguồn cung cấp protein đậm đặc hiệu quả nhất. Nguồn thực phẩm này còn giúp cơ thể xây dựng và tổng hợp các kháng thể hữu íc, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Ngoài ra, thịt cá tôm cũng là những thực phẩm dễ kiếm và rất dễ chế biến. Trong lúc bố mẹ chế biến thức ăn dặm cho bé trên 1 tuổi, đều có thể sử dụng để chế biến những món ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé từ 12 tháng tuổi trở nên. 

2.3.4 Nhóm Rau xanh

Một chất dinh dưỡng quan trọng khác trong việc cho bé 1 tuổi ăn dặm là nhóm rau xanh. Lượng rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng của bé giai đoạn này khá nhiều nên cha mẹ cần phải bổ sung chúng một cách hàng ngày và hớp lý nhất. 

Đặc biệt, là các loại rau xanh với nhiều hương vị khác nhau giúp cải thiện vị giác, thịt giác và xúc giác của bé. Thành phần rau xanh có chứa chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ  táo bón, đầy bụng và góp phần giúp đường ruột của bé luôn khỏe mạnh. Ăn nhiều ranh xanh giúp bé cần bằng các chất và phát triển toàn diện hơn.

2.3.5 Nhóm trái cây tráng miệng

Được biết, trong trái cây có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất giúp điều hòa hoạt động của cơ thẻ trẻ. Đặc biệt là trái cây rất giàu chất xơ nên chống táo bón đầy bụng rất tốt. Hoa quả nên được đưa vào chế độ ăn dặm thường xuyên của bé 1 tuổi để bé làm quen dần. Hoa quả không những tốt cho trẻ mà đây còn là món ăn phù hợp cho toàn bộ độ tuổi.

Trái cây có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác như bánh, nước ép trái cây, sinh tố,… để kích thích trí tò mò và khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.

2.4 Món ăn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn, tăng cân nhanh chóng

2.4.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ 2 tuổi

Để trẻ ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ cho trẻ ngoài 3 bữa ăn chính hàng ngày. Dưới đây là thời gian ăn dặm mẹ có thể tham khảo:

  • Bữa sáng: 6g30 – 7g30
  • Bữa phụ sáng: 9g
  • Bữa trưa: 11g – 11g30
  • Phụ chiều: 14g – 14g30
  • Bữa chiều: 17g – 17g30
  • Bữa phụ thối: 20g30 – 21g

Các bữa phụ (xế) bạn có thể cho các bé thưởng thức các món ăn như: chè đậu xanh, chè chuối, bánh flan, trái cây,… Trong bữa chiều tối, bạn nên cho bé uống 1 cốc sữa ấm để hỗ trợ bé tăng cường chiều cao và phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất. 

2.4.2 Thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn chi tiết

2.4.2.1 Thực đơn cho thứ 2 đầu tuần

  • Bữa sáng: Súp trứng cua, sữa
  • Bữa trưa: Cơm mềm, canh đậu phụ cà chua, cá kho, chuối tráng miệng
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh rau dền tôm khô, chả trứng

2.4.2.2 Thực đơn ngày thứ 3

  • Bữa sáng: Bánh ngọt + sữa tươi
  • Bữa trưa: Cơm mềm + canh mồng tơi thịt băm + tôm rang mặn ngọt + đu đủ
  • Bữa chiều: Cơm mềm + canh mướp thịt băm + gà hầm nấm + nho

2.4.2.3 Thực đơn ngày thứ 4

  • Bữa sáng: Xôi đậu xanh + nước cam
  • Bữa trưa: Cơm mềm + canh cải ngọt tôm khô + thịt kho trứng + dưa hấu
  • Bữa chiều: Cháo sườn heo + thanh long

2.4.2.4 Thực đơn ngày thứ 5

  • Bữa sáng: Bánh cuốn + nho
  • Bữa trưa: Cơm mềm + canh sườn nấu nấm củ + sinh tố mãng cầu
  • Bữa chiều: Cơm mềm + canh bắp cải thịt băm + vú sữa

2.4.2.5 Thực đơn ngày thứ 6

  • Bữa sáng: Cháo gan gà + Sữa chua Yakult
  • Bữa trưa: Cơm mềm + canh chua thơm cá lóc + dưa lê
  • Bữa chiều: Cơm mềm + canh khoai nấu tôm + bò kho cà rốt + đu đủ

2.4.2.6 Thực đơn ngày thứ 7

  • Bữa sáng: Súp tôm bắp, bánh flan
  • Bữa trưa: Bún mọc + sinh tố bơ
  • Bữa chiều: Cơm mềm + canh bí đỏ thịt băm + thịt gà hầm khoai tây + quýt

2.5 Món ăn trẻ 3 tuổi

2.5.1 Thực đơn ăn uống bữa sáng cho trẻ 3 tuổi

Việc cung cấp cho trẻ thức ăn lành mạnh là điều cực kì quan trọng để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ không quan tâm tới bữa sáng của bé. Để trẻ 3 tuổi phát triển toàn diện và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, mẹ phải chú trọng đến bữa sáng. Đồng thời, lựa chọn cách chế biến đơn giản giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây, là một số ý tưởng thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn, hãy tham khảo qua:

 

  • Bữa sáng với trứng: Bánh xốp trứng nướng và rau, bánh mì trứng, trứng luộc,…
  • Bữa sáng với thực phẩm nguyên cám: Bánh yến mạch nguyên cám, bánh xốp nướng việt quất, cháo bí ngô yến mạch,…
  • Bữa sáng với bún: bún thịt bò băm, bún riêu, bún ốc, bún mọc,…
  • Bữa sáng với phở: Phở bò, phở gà,…
  • Bữa sáng với cháo: Cháo lòng, cháo sườn, cháo khoai tây thịt băm, cháo măng tây bí đỏ, cháo chim bồ câu,…

2.5.2 Thực đơn ăn uống bữa trưa cho bé 3 tuổi biếng ăn

Bữa sáng mẹ đã giới thiệu đến bé những món ăn dễ tiêu hóa. Tới bữa trưa chính là bữa chính đầu tiên trong ngày của con. Các con cần phải ăn những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn buổi trưa cho bé 3 tuổi các mẹ nên tham khảo:

  • Cơm + cá thu kho tương + canh cải ngọt nấu tôm khô + cam
  • Cơm + thịt kho trứng cút + mận + canh súp thập cẩm
  • Cơm + gà kho nấm + canh chua cá hồi + quýt
  • Cơm + sườn kho đậu hũ + canh cải nấu bò băm + bưởi
  • Cơm + gà hầm thuốc bắc hạt sen + canh rau muống + thanh long
  • Cơm + cá thu sốt cà chua + rau bắp cải xào + thanh long
  • Cơm + tôm khô rim nước mắm + canh đậu hũ cà chua + xoài

2.5.3 Thực đơn ăn uống bữa chiều cho bé 3 tuổi biếng ăn

Bữa tối là bữa cơm quây quần toàn bộ thành viên trong gia đình mình. Mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian nấu nướng hơn. Vì vậy, hãy chiêu đãi đến con những món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Cơm + canh tôm nấu dền + thịt gà hầm hạt sen táo đỏ
  • Cơm + canh cá nấu chua + thịt bò xào nấm 
  • Cơm + canh sườn đu đủ + thịt tôm rim
  • Cơm + canh mọc rau ngót + cá sốt cà chua 
  • Cơm + canh trứng cà chua + tôm rim
  • Cơm + canh su su thịt băm + tôm hấp
  • Cơm + đậu cove luộc + lươn xào lăn 
  • Cơm + canh bí ngòi nấu tôm băm + bò sốt vang

2.6 Món ăn trẻ 4 tuổi biếng ăn

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi biếng ăn là do trẻ không tìm thấy niềm vui và sự hấp dẫn trong việc ăn uống. Điều này một phần là do menu chính mẹ chuẩn bị. Việc ăn đi ăn lại một số món ăn quen thuộc sẽ khiến trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy, việc thường xuyên cập nhật thực đơn và tìm tòi các cách chế biến khác nhau là vô cùng quan trọng để tinh chỉnh kỹ năng ăn uống, giúp trẻ sớm tìm lại nguồn cảm hứng ăn uống. Dưới đây là một số thực đơn ăn uống trẻ 4 tuổi mẹ tham khảo qua:

Thực đơn ăn uống số 1:

  • Bữa sáng: mì nấu thịt heo băm + sữa tươi
  • Bữa phụ: 1 hộp sữa chua
  • Bữa trưa: Cơm + canh rau ngót nấu tôm + táo
  • Bữa phụ: bánh bông lan
  • Bữa tối: cơm + canh bí đỏ nấu thịt băm + gà hầm nhân sâm + đu đủ

Thực đơn ăn uống số 2: 

  • Bữa sáng: phở bò + hộp sữa
  • Bữa phụ: 1 hộp sữa chua
  • Bữa trưa: Cơm + gà hầm rau củ quả + dưa hấu
  • Bữa phụ: bánh bông lan
  • Bữa tối: Cơm + Rau xào thập cẩm + đu đủ tráng miệng

Thực đơn ăn uống số 3:

  • Bữa sáng: Cháo sườn thịt heo băm 
  • Bữa phụ: 1 ly sữa tươi 
  • Bữa trưa: Cơm + gà hầm nấm + lê tráng miệng
  • Bữa tối: Cơm + canh khoai sọ hầm móng giò + quý tráng miệng

2.7 Món ăn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn

5 tuổi chính là giai đoạn trẻ cần nhiều dưỡng chất để phát triển chiều cao, cân nặng và trí não. Vì vậy, mẹ phải có thực đơn ăn uống điều độ độ, nhất là với các bạn trẻ nhỏ biếng ăn mải chơi. Dưới đây là một số món ăn phù hợp nhất cho trẻ 5 tuổi mẹ nên tham khảo qua:

Thứ 2 đầu tuần:

  • Bữa sáng: Cháo sườn + 1 quả chuối
  • Bữa trưa: Cơm + thịt bò xào rau củ quả, cá chiên + nho tráng miệng
  • Bữa tối: Cơm + đậu phụ nhồi thịt + canh cá nấu chua 
  • Trước giờ đi ngủ: 1 hộp sữa chua

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Phở bò + 1 trái táo
  • Bữa trưa: Cơm + thịt gà rim nước mắm + canh rau muống + dưa hấu
  • Bữa tối: Cơm + thịt kho trứng cứt + mướp xào nấm + dứa
  • Trước giờ đi ngủ: 1 cốc sinh tố trái cây

Thứ 4: 

  • Bữa sáng: cháo yến mạch 
  • Bữa trưa: Cơm + canh bí nấu tôm khô + 1 cốc nước cam
  • Bữa tối: Cơm + đùi gà rán + canh rau muống luộc + quýt
  • Trước giờ đi ngủ: 1 ly sữa ấm

Thứ 5: 

  • Bữa sáng: Bún ốc
  • Bữa trưa: Cơm + thịt lợn luộc + ruốc + canh bắp cải
  • Bữa tối: Cơm + thịt kho trứng cút + dưa muối + thanh long
  • Trước giờ đi ngủ: 1 cốc sinh tố hoa quả

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Cháo lòng
  • Bữa trưa: Cơm + tôm rang nước mắm + quýt
  • Bữa tối: Cơm + cá kho + canh chua + dưa hấu
  • Trước giờ đi ngủ: 1 lý sữa ấm

Thứ 7: 

  • Bữa sáng: Cháo gà 
  • Bữa trưa: Cơm + thịt bò xào hành tây + dưa gang
  • Bữa tối: Cơm + cá sốt cà chua + khổ qua xào trứng + canh mồng tơi
  • Trước giờ đi ngủ: 1 ly sữa

Mách bạn: 2 Cách làm thịt nấu đông miền Bắc thơm ngon vị Tết cổ truyền

3. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp câu hỏi món ăn cho trẻ chi tiết đầy đủ của từng độ tuổi mà các mẹ có thể tham khảo qua. Tất cả những món ăn ở trên đây đều có thể thực hiện chúng một cách dễ dàng nhất. Điều quan trọng để có được các món ăn này thì yếu tố nguyên liệu đầu vào các chị em cần phải giám sát và kiểm định một cách nghiêm ngặt nhất. Hãy tự tay chế biến món ăn để giúp bé của bạn luôn phát triển mạnh khỏe nhé!

mon-an-cho-tre-day-du-duong-chat

Cảm ơn bạn đã đón đọc. Hãy theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng cập nhật thêm vô vàn các thông tin ẩm thực hay khác nhé!

Nếu quý độc giả có đóng góp gì cho bài viết, hãy liên hệ với Công ty cổ phần phát triển Dũng Hà thông qua 2 hình thức bên dưới đây:

  1. Phản hồi qua hòm thư Email của Công ty: nongsandungha@gmail.com
  2. Liên hệ qua đường dây nóng Công ty theo: 1900 986865 (Hỗ trợ 24/24h).

Hoặc có thể tìm tới các chi nhánh Dũng Hà tại đây:

  1. Số 11 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội
  2. A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
  3. Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trun Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh

THAM KHẢO THÊM NHIỀU BÀI VIẾT TIN TỨC ẨM THỰC HAY TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *